Năm 1978, Hồ Ngọc Đại mở trường Thực nghiệm tại Hà Nội. Trường vừa là nơi học tập của con em Hà Nội, vừa là cơ sở nghiên cứu khoa học về giáo dục phổ thông, nhằm phát triển tối ưu trẻ em Việt Nam hiện đại. Đường lối của Hồ Ngọc Đại nhằm “Hiện đại hóa nền giáo dục” và “Công nghệ hóa quá trình giáo dục”, cho phù hợp với nền sản xuất đã công nghiệp hóa trên phạm vi toàn cầu, nhằm đưa ra một giải pháp căn bản và toàn diện cho nền giáo dục Việt Nam thời hiện đại.Công nghệ giáo dục (CGD) tìm cách kiểm soát quá trình giáo dục, dọc theo tiến trình phát triển tự nhiên của trẻ em hiện đại. Công nghệ giáo dục được thiết kế trên nền tảng triết học duy vật biện chứng, những thành tựu của tâm lí học và của các khoa học chuyên ngành khác của thế kỷ XX. Xét về mặt kỹ thuật thuần túy, Công nghệ giáo dục mượn nguyên lí cơ bản của công nghệ sản xuất đại công nghiệp là phân giải quá trình sản xuất ngay trong bản thân nó thành các yếu tố cấu thành nó, mà phân giải bản thân quá trình giáo dục, rồi thực thi từng bước một, chắc chắn quá trình hình thành cái mới trong tâm lý trẻ em hiện đại.Trường Tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó của Hà Nội. Trường sẽ là một môi trường trí tuệ, lành mạnh, an toàn cho trẻ. Trường Tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội cũng sẽ là nơi thể hiện sự nối tiếp thành quả nghiên cứu Công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại và các cộng sự của ông, những người hiện nay vẫn đang tâm huyết, kiên trì mang lại sự thay đổi tốt đẹp cho giáo dục Việt Nam.
nguồn ảnh: https://cgd.edu.vn/lich-su-ra-doi/
Công nghệ giáo dục (CGD) thiết kế những việc làm giáo dục cho học sinh tự mình làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình. Bản thiết kế thao tác hóa việc học sao cho dễ làm, dễ học: Học sinh nào cũng học được, học gì được nấy, học đâu chắc đấy! Hơn nữa, học sinh sẽ được sống trong một môi trường an toàn, mỗi ngày học thêm những điều mới mẻ, và do vậy mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui, học sinh sẽ cảm nhận được hạnh phúc của việc học.
Các môn học và hoạt động giáo dục
Tiếng Việt CGD thành công là do học tiếng Việt học được phương pháp học, phương pháp tư duy ngôn ngữ. Ngay từ lớp một, bằng cách phân tích ngữ âm, tìm ra cấu trúc của Tiếng, mà trẻ học viết, học đọc tiếng Việt một cách khoa học, nắm vững luật chính tả và không thể tái mù.
Toán CGD cho trẻ được tiếp cận ngay với toán học hiện đại và phương pháp tư duy toán học đích thực.
Văn CGD hướng dẫn trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm và viết ra những rung cảm thực sự của mình, chứ không thuộc lòng tác phẩm và nhắc lại rung cảm của người khác một cách vô cảm.
Đất nước học CGD giáo dục lòng yêu nước, yêu gia đình, biết rõ nguồn cội, lịch sử, địa lý, văn hóa, môi trường nơi em ở và từ đó nhìn rộng ra dân tộc và thế giới. Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc được hình thành dần trong trẻ. Tình yêu này không viển vông, trừu tượng, mà bắt nguồn từ tình yêu gia đình, yêu trường, yêu lớp, yêu thế giới nhỏ bé xung quanh em.
Giáo dục Nghệ thuật CGD hướng dẫn các em năng lực cảm thụ nghệ thuật thông qua các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh. Trẻ nhận thức được vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật và vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh. Trẻ có thể tham gia biểu diễn hay “sáng tạo” các “tác phẩm” nghệ thuật của riêng mình.
Giáo dục Lối sống CGD hình thành cho học sinh một lối sống có trách nhiệm và biết chia sẻ. Giáo dục Lối sống trên cơ sở lý thuyết mà hình thành kỹ năng sống. Trẻ được học cách cư xử chuẩn mực với người khác, với thế giới đồ vật, với môi trường tự nhiên và với bản thân mình.
Giáo dục Lối sống được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác. Nó là nhận thức đạo đức của trẻ được thể hiện ra ngoài bằng hành vi, cử chỉ, lời nói, nếp sống, sinh hoạt hằng ngày. Các em được học cách cư xử có văn hóa với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Các em được học cách sống tiết kiệm vì môi trường bền vững.
Tiếng Anh CGD là môn ngoại ngữ, bắt đầu từ lớp hai. Mỗi ngày một tiết (40 phút). Học tiếng Anh, trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ, và có thêm một công cụ giao tiếp trên phạm vi rộng. Việc Học một cách có ý thức, luyện cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Mỗi ngày học một tiết như mưa dầm thấm lâu, chưa kịp quên thì đã được nhắc lại, học thêm. Kết thúc bậc Tiểu học, bằng các kiến thức nền tảng về cấu tạo từ, cấu tạo câu và các kỹ năng giao tiếp tương ứng, trẻ có thể học được các môn học khác bằng tiếng Anh ở bậc Trung học .
Giáo dục Thể chất sẽ góp phần tạo ra các nhân cách khỏe mạnh, cân đối, tự tin, năng động. Giáo dục thể chất với các hoạt động theo đội, nhóm còn xây dựng tinh thần đồng đội, ý thức tổ chức, và giúp trẻ tránh xa các hoạt động xấu. Một lối sống lành mạnh với một chế độ vận động thân thể tích cực, thường xuyên và có hệ thống sẽ đưa vào thể dục, thể thao và tạo cơ hội cho trẻ được chơi một môn thể thao yêu thích.
Công nghệ thông tin được bắt đầu từ lớp hai. Trước hết học như mục đích, sau sẽ trở thành phương tiện dùng cho các môn học khác với kiến thức ngày càng lớn của xã hội hiện đại.
Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy cô dần hình thành phương pháp tự học độc lập. Các em làm hết bài tập “về nhà” vào tiết tự học. Khi về nhà, trẻ lớp một, hai, ba không cần mang theo cặp sách. Số lượng bài tập về nhà sẽ không còn áp lực lên trẻ. Thứ Bảy, Chủ nhật trẻ mang cặp sách về nhà để “báo cáo” kết quả học tập với bố mẹ và ôn bài. Những lớp lớn (lớp bốn, lớp năm) hằng ngày chỉ còn một phần bài tập đem về nhà tự làm. Tiết tự học ở trường vừa giúp trẻ hình thành phương pháp tự học, không “kéo dài” giờ học trên lớp, tạo cơ hội cho trẻ về nhà được gần gũi cha mẹ, ông bà, để học cách yêu thương, có thời gian được trải nghiệm kỹ năng làm việc nhà. Hết bậc Tiểu học, các em được trang bị nền tảng tư duy khoa học, có kỹ năng ứng xử trong thực tiễn cuộc sống Việt Nam hiện đại, khả năng cảm thụ nghệ thuật và phương pháp tự học.
Cán bộ giáo viên
Năm học 2018-2019, đội ngũ cán bộ giáo viên của Trường Tiểu học Công nghệ giáo dục có 41 thầy cô, gồm 4 tổ chuyên môn:
Tổ Toán:
– Số lượng giáo viên: 10 thầy cô.
– Các môn học giảng dạy: Toán, Tin học, Giáo dục lối sống.
Tổ Tiếng Việt
– Số lượng giáo viên: 17 thầy cô.
– Các môn học giảng dạy: Tiếng Việt, Văn, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Giáo dục lối sống.
Tổ Tiếng Anh
– Số lượng giáo viên: 7 thầy cô.
– Các môn học giảng dạy: Tiếng Anh.
Tổ Nghệ thuật
– Số lượng giáo viên: 7 thầy cô.
– Các môn học giảng dạy: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Thủ công, Kĩ thuật, Thư viện, Giáo dục lối sống.
Tọa lạc tại trung tâm khu biệt thự Thành ủy Hà Nội, 229 phố Vọng với diện tích gần 3.000m2; CGD School gồm hơn 30 phòng học chuyên biệt như: phòng Toán, Tiếng Việt, phòng Ngoại ngữ, Tin học, phòng Hội họa, Âm nhạc, phòng Truyền thống, phòng Khoa học, Nghệ thuật, Hội họa và Tạo hình… Các phòng đa năng dành cho các hoạt động thể thao, múa, khiêu vũ và các câu lạc bộ được trang bị nhiều thiết bị hiện đại. Phòng thư viện với nhiều đầu sách, tài liệu, đồ dùng hỗ trợ cho việc học tập của các em học sinh.
Sân bóng rổ
Vườn rau
Thư viện
Phòng vi tính
Nguồn ảnh: https://cgd.edu.vn/co-so-vat-chat/
229 Phố Vọng, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
04 38692428
tuyensinh@cgd.edu.vn
Chưa có review nào hết, bạn viết review đi nào hihi!