Review Trường Đại học Ngoại thương

Review Trường Đại học Ngoại thương

Tổ chức giáo dục 10k+
Có cả ở Hà Nội & Hồ Chí Minh

Trường Đại học Ngoại thương (Foreign Trade University) là một trường đại học về khối ngành kinh tế, với thế mạnh thương hiệu là đào tạo ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Nguồn ảnh: http://ftu.edu.vn/dao-tao/23-ts-dai-hoc/1839-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-x%C3%A9t-tuy%E1%BB%83n-v%C3%A0o-h%E1%BB%87-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-ch%C3%ADnh-quy-n%C4%83m-2018.html

 

Có nên học tại Đại học Ngoại thương không?

Cơ sở vật chất hàng đầu

Ngoại thương được đánh giá là trường đại học hàng đầu Việt Nam về đào tạo kinh tế, kinh doanh. Trong trường hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư khá kĩ càng từ máy chiếu, tivi hệ thống multimedia…Trong trường cũng có canteen để phục vụ việc ăn uống của sinh viên.

Khuôn viên Ngoại thương không quá rộng nhưng lúc nào cũng đông đúc sinh viên với những hoạt động xã hội tiêu biểu: Hiến máu nhân đạo, Hoạt động giao lưu học tập, hoạt động giải trí…

Nguồn ảnh: https://edu2review.com/danh-gia/truong-dai-hoc-ngoai-thuong

Cơ hội được tiếp xúc với nhiều bạn giỏi

Ở Đại học Ngoại thương, bạn sẽ có cơ hội được học cùng những bạn học Giỏi “xuất chúng” , bởi vậy vô tình sẽ tạo thành động lực để bạn cố gắng để đuổi kịp. Năng lực của sinh viên Ngoại thương không chỉ là trong việc học đơn thuần ở trường, ở lớp mà còn là vốn hiểu biết xã hội. Theo nhận định của nhiều người, sinh viên Ngoại thương thường có “năng lực lãnh đạo” - đó có thể là lí do mà ở Ngoại thương đa phần các bạn đều khá hiểu biết về các vấn đề lớn lao của đất nước, của doanh nghiệp, của ngành nghề quan tâm…

Không ít bạn là cựu sinh viên của Ngoại thương cho biết những ngày đầu của năm nhất khi tiếp xúc với các bạn học, họ phải bất ngờ về những hiểu biết sâu rộng của đám bạn cùng lớp. Điều này chứng tỏ rằng, đây là một ngôi trường đáng vào và đáng học.

Nguồn ảnh: https://we25.vn/hoc-duong/hoa-hau-luong-thuy-linh-bi-sinh-vien-vay-kin-trong-ngay-khai-giang-ngoai-thuong-khang-dinh-tiep-tuc-tap-trung-hoc-tap-258787

Cơ hội rèn luyện ngoại ngữ

Ở Ngoại thương, hầu hết các khoa đều đòi hỏi trình độ Tiếng Anh, đặc biệt có các khoa Quốc tế như: Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Thương mại quốc tế…. Bởi thế, khi vào môi trường này bạn sẽ có “sức ép” để cày Tiếng Anh, hơn nữa còn có môi trường luyện tập tốt vì mọi người đều nói tiếng Anh. Chỉ có một lưu ý cho bạn là đừng nên ngại ngùng mà không dám xông pha nói tiếng Anh với bạn bè, bạn cứ yên tâm là càng sai thì bạn sẽ có cơ hội sửa lại đúng và hay hơn.

Ngoại ngữ cũng là môn học được lồng vào các bài học chuyên môn, có không ít môn bạn phải học và thi 100% bằng ngoại ngữ. Vì thế, bắt buộc bạn phải học nghiêm túc để hiểu bài học, môn học và chuẩn bị cho các kì thi trong quá trình học.

Chất lượng đầu ra thực tế

  • Tỉ lệ sinh viên có việc làm trong vòng một năm sau khi ra trường đã bao gồm số lượng người ra trường có khởi nghiệp thành lập doanh nghiệp, không bao gồm ngộ nhận khởi nghiệp như đa cấp.

  • Thống kê không dành cho bậc đào tạo thấp như cao đẳng với trung cấp, nên không thể nội suy chất lượng đào tạo ở hai hệ đào tạo này.

Đại học Ngoại thương có những ngành nào?

Đào tạo đại học:

  • Ngành Kinh tế:

    • Kinh tế đối ngoại;

    • Thương mại quốc tế

  • Ngành Quản trị kinh doanh:

    • Quản trị kinh doanh quốc tế;

    • Quản trị du lịch và khách sạn (Huế)

  • Ngành Kế toán - Kiểm toán:

    • Kế toán - Kiểm toán;

    • Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA

  • Ngành Tài chính - Ngân hàng:

    • Tài chính quốc tế;

    • Phân tích và đầu tư tài chính;

    • Ngân hàng

  • Ngành Ngoại ngữ thương mại:

    • Tiếng Anh thương mại;

    • Tiếng Pháp thương mại;

    • Tiếng Trung thương mại;

    • Tiếng Nhật thương mại

  • Ngành Kinh tế quốc tế:

    • Kinh tế quốc tế;

    • Kinh tế và phát triển quốc tế

  • Ngành Kinh doanh quốc tế:

    • Kinh doanh quốc tế

    • Kinh doanh quốc tế theo mô hình Nhật Bản

  • Ngành Luật:

    • Luật Thương mại quốc tế.

 

Đại học Ngoại thương học phí

Nguồn ảnh: https://edunet.vn/bai-viet/muc-hoc-phi-dai-hoc-ngoai-thuong-nam-hoc-2019-2020-29

 

Học phí cũng là một trong những tiêu chí của các tân sinh viên trong việc chọn trường phù hợp với khả năng, tiềm lực kinh tế của bản thân và gia đình. Dưới đây là một số thông tin về mức học phí Đại học ngoại thương Hà Nội 2019 - 2020 giúp các thí sinh có thể lựa chọn được trường phù hợp với mình.

So với học phí năm học 2018- 2019 2019 đối với chương trình đại trà là: 18.3 triệu đồng/sinh viên/năm, học phí Đại học ngoại thương Hà Nội  năm học 2019 - 2020 được dự kiến sẽ tăng nhẹ. Dự kiến học phí được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm. Trường Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều thu theo mức 400.000đ/tín chỉ (khoảng 15,65 triệu đồng/năm).

Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 55 triệu đồng/năm. Dự kiến học phí của các chương trình này được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.

Học phí chương trình Chất lượng cao, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản,chương trình Kế toán – kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến là 33 triệu đồng/năm.

Đối với các chương trình liên kết đào tạo, do có tiến độ nhập học đặc thù nên thời hạn thu nộp học phí được quy định riêng. Các đơn vị phụ trách triển khai chương trình liên kết đào tạo có trách nhiệm trình Hiệu trưởng phê duyệt thời hạn nộp học phí trước khi thông báo chính thức cho sinh viên/học viên.

Trường Đại học Ngoại thương thu học phí được tính trên tổng số tín chỉ của các môn học sinh viên đăng ký học trong 1 học kỳ. Mức học phí chương trình học năm học này thu trên 1 tín chỉ học phí, chính vì thế mà mỗi ngành có mỗi mức thu khác nhau theo số tín chỉ mà mình sẽ học. Mức học phí học lại lần 2 của sinh viên/ học viên các loại hình đào tạo được xác định theo mức học phí học lần 1 tính theo tín chỉ (đối với sinh viên) hoặc theo tiết học đối với học viên. Mức học phí của sinh viên hệ đào tạo chính quy thuộc diện kéo dài thời gian học tập được xác định bằng mức học phí của hệ đào tạo chính quy tương đương của khóa dự kiến tốt nghiệp cùng thời gian. 

Trong thời gian thu học phí, Phòng/Ban Kế hoạch - Tài chính của trường Đại học Ngoại thương có thể tạm dừng đột xuất để phục vụ cho công tác kiểm soát, tổng hợp, báo cáo học phí, nhập học khoá học mới của các loại hình đào tạo... Trong những trường hợp đột xuất trên, Phòng/Ban Kế hoạch – Tài chính phải có thông báo tại bảng tin chính thức của Phòng/Ban. Thực hiện theo quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 ban hành theo nghị định 86/2015/NĐ-CP và thông tư 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Mức học phí mỗi năm không ổn định, sẽ thay đổi theo từng năm. Mức học phí của năm học (N)-(N+1) được áp dụng bắt đầu ngày 01 tháng 07 của năm (N) và kết thúc vào ngày 30 tháng 06 năm (N+1).

 

Điểm chuẩn Đại học ngoại thương 2019

Điểm chuẩn khoa Kinh tế, Kinh tế Quốc tế và Luật là 26,2 điểm, ngành Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh quốc tế (NTH02) lấy 26,25 điểm. Ngành Tài chính - Ngân hàng và Kế toán (NTH03) là 25,75. Ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh của cơ sở 2 tại TP.HCM (NTS01) có điểm trúng tuyển tổ hợp A00 cao nhất tương ứng là 26,4. Ngành Tài chính - Ngân hàng và Kế toán (NTS02) là 25,9.

Nguồn ảnh: https://soha.vn/diem-chuan-cac-truong-dai-hoc-tren-ca-nuoc-nam-2019-20190809115601723.htm

Đại học Ngoại thương tuyển sinh 2020

Căn cứ thay đổi về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Trường ĐH Ngoại thương vừa điều chỉnh phương án tuyển sinh, theo đó đưa ra 5 phương thức xét tuyển năm 2020.

Thứ nhất là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT

 dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 12 và hệ chuyên của trường THPT chuyên (dự kiến xét tuyển trong tháng 6).Trong đó, chỉ tiêu xét tuyển được áp dụng riêng cho từng đối tượng.

Cụ thể như sau:

Đối với thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của  trường (gồm Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật): điều kiện tham gia xét tuyển là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên. Tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả học tập 5 học kỳ (năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn tham gia thi học sinh giỏi quốc gia) và điểm ưu tiên xét tuyển căn cứ trên giải học sinh giỏi quốc gia.

Đối với thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 12 các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật): điều kiện tham gia xét tuyển là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và họckỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn thi đoạt giải HSG) đạt từ 8,5 trở lên. Tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả học tập 5 kỳ và điểm ưu tiên xét tuyển căn cứ trên giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố.

Đối với thí sinh học hệ chuyên các môn Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật: điều kiện tham gia xét tuyển là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoạingữ) đạt từ 9,0 trở lên. Tiêu chí xét tuyển xác định dựa trên kết quả học tập 5 kỳ.

Thứ hai là phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ quốc tế

 và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại (dự kiến xét tuyển trong tháng 6).Trong đó,chỉ tiêu xét tuyển được áp dụng riêng cho từng đối tượng.

Cụ thể như sau:

Đối với thí sinh thuộc hệ chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT chuyên: với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương, có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên và có điểm trung bình chung học tập của 5 kỳ học (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) của môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 8,5 điểm trở lên hoặc có chứng chỉ quốc tế ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm. Đối với ngành ngôn ngữ thương mại thí sinh cần phải có chứng chỉ quốc tế theo quy định của nhà trường và có trung bình chung học tập từng năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 8,0.

Đối với thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (không chuyên): với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương, có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên và có điểm trung bình chung học tập của 5 kỳ học (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 2 môn trong tổ hợp Toán – Lý, Toán – Hóa từ 9,0 trở lên, tổ hợp Toán - Văn từ 8,8 trở lên hoặc có chứng chỉ quốc tế ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm. Đối với ngành ngôn ngữ thương mại cần phải có chứng chỉ quốc tế theo quy định của nhà trường và có điểm trung bình chung học tập từng năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 8,5 trở lên.

Thứ ba là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi riêng do Trường ĐH Ngoại thương tổ chức phối hợp với ĐHQG Hà Nội.

Điều kiện tham gia kỳ thi là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên. Thí sinh tham gia xét tuyển theo các tổ hợp A00,A01,D01,D02,D03,D04,D06,D07.

Bài thi bao gồm Toán (90’), Văn (bài tự luận – 60’), Ngoại ngữ (60’), Lý-Hoá (60’), Lý (60’), Hoá (60’), thí sinh đăng ký A00 thi bài tổ hợp Lý – Hoá, thí sinh đăng ký A01 thi bài Lý, thí sinh đăng ký D07 thi bài Hoá. Dự kiến thí sinh đăng ký xét tuyển từ 1/6/2020 và tham gia kỳ thi vào cuối tháng 7/2020. Nội dung bài thi phù hợp với kiến thức THPT và bài thi mẫu dự kiến được công bố từ ngày 10/5/2020. Riêng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có thể lựa chọn sử dụng điểm quy đổi tương đương cho môn ngoại ngữ.

Thứ tư là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (dự kiến 20% chỉ tiêu).

Điều kiện tham gia xét tuyển phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên. Cách thức xét tuyển:

Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi môn Toán, Văn Ngoại ngữ: Điểm xét tuyển được xác định bằng tổng điểm ba môn cộng điểm ưu tiên (nếu có).

Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi môn Toán, Ngoại ngữ và Khoa học tự nhiên (KHTN): tổng điểm xét tuyển = (Toán*2+ Ngoạingữ*2+KHTN) quy đổi về thang 30 điểm + điểm ưu tiên (nếucó)

Đối với các tổ hợp xét tuyển khác: sẽ được xác định sau khi Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh năm 2020.

Thứ năm là phương thức xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và nhà trường.

 

Địa chỉ

Nguồn ảnh: https://hoclaixe83.com/den-dai-hoc-ngoai-thuong-hv-ngoai-giao-bang-xe-buyt/

* Cơ sở Hà Nội:

- Địa chỉ: 91 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: (024) 32.595.154. Máy lẻ: 202,204,207; Fax: (024) 38343605 

- Website: http://www.ftu.edu.vn

* Cơ sở tại Quảng Ninh:

- Địa chỉ: 260 đường Bạch Đằng, P. Nam Khê, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh.

- Điện thoại: 0333 850 413 Fax: 0333 852 557

* Cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh:

- Ký hiệu trường: NTS

- Địa chỉ: Số 15  đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.

- Điện thoại: (028).35127254; Hotline: (028) 35127257; Fax: 028.35127255

 

Chưa có review nào hết, bạn viết review đi nào hihi!