Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội được thành lập nhằm thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực tài chính ngân hàng có chất lượng cao trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.
Nguồn ảnh: https://edu2review.com/reviews/dai-hoc-tai-chinh-ngan-hang-ha-noi-thong-bao-tuyen-sinh-7049.html
Nguồn ảnh: https://tuyensinhaz.com/dai-hoc-tai-chinh-ngan-hang-ha-noi-fbu/
Đây cũng là cơ sở đào tạo có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đa cấp, liên thông và hội nhập quốc tế nhằm góp phần đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Nguồn ảnh: https://fbu.edu.vn/gioi-thieu/
Cũng theo quyết định này, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng trước khi cho phép mở ngành đào tạo đại học và tuyển sinh.
Sau khi có chủ trương thành lập trường ĐH tài chính- Ngân hàng Hà Nội, Hội đồng sáng lập đã khẩn trương đề nghị UBND thành phố Hà Nội công nhận BQL dự án trường, đã được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận và bàn giao địa điểm xây dựng trường tại địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội với diện tích 109.562M2. Hiện tại dự án đã bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng xong. Dự kiến đầu tư xây dựng sẽ bắt đầu vào năm 2011 phấn đấu đến năm 2020, trường sẽ đi vào hoạt động tại cơ sở chính này. Đây là quá trình đầu tư lâu dài, bền vững với những giảng đường, trung tâm thông tin thư viện, KTX sinh viên hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến. Đến năm 2025 quy mô đào tạo có thể đáp ứng được trên 10.000 SV cho các hệ học.
Bên cạnh việc chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mang tính lâu dài, trong thời gian đầu hiện tại nhà trường đã có 12.000m2 tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội được tiếp nhận của một đơn vị thành viên, có 12 giảng đường, 25 phòng làm việc, đã được sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, cùng các công trình phụ trợ đảm bảo cho đào tạo và nghiên cứu khoa học 3700 SV hệ chính quy trong 5 năm học đầu tiên, đảm bảo an toàn cho người làm và người học.
Về đội ngũ giảng viên, đến nay nhà trường đã ký cam kết giảng dạy. Đội ngũ giảng viên cơ hữu có 110 cán bộ giảng viên; Trong đó 5 Giáo sư, Phó giáo sư, 37 Tiến sỹ, 2 giảng viên cao cấp, còn lạiThạc sỹ và Cử nhân giảng viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm. Ngoài ra, có hơn 20 cán bộ các phòng ban nghiệp vụ phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng cũng đã có cam kết hợp tác giảng dạy lâu dài cho trường. Về cơ bản, đội ngũ đã đủ về số lượng và có chất lượng. Đó là những GS, PGS, Tiến sĩ đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy về Tài chính – Ngân hàng. Qua quy trình kiểm định hồ sơ thành lập trường rất chặt chẽ của Bộ, Ngành đã được đánh giá rất cao chất lượng đội ngũ của nhà trường. Để làm được điều đó, Hội đồng sáng lập trường đã có những chiến lược thu hút và các chính sách đãi ngộ cụ thể để qua đó họ có tâm huyết và tin tưởng cống hiến công sức, trí tuệ cho sự phát triển đi lên của nhà trường trong thời gian tới. Cũng chính vì các điều kiện cần và đủ đó, Hội đồng sáng lập nhà trường cam kết, đồng lòng xây dựng trường ĐH Tài chính- Ngân hàng là trường có chất lượng cao vì lợi ích cộng đồng xã hội và hướng tới chương trình đào tạo tiên tiến, SV sẽ được học tập và nghiên cứu trong một môi trường đào tạo và nghiên cứu khoa học tốt nhất.
Nguồn ảnh: https://fbu.edu.vn/gioi-thieu/
Nguồn ảnh: https://www.youtube.com/watch?v=t81EBJAJPOU
1. Đối tượng tuyển sinh:
Tuyển sinh các đối tượng đáp ứng quy định tại Thông tư số09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/05/2020 của Bộ trưởng BộGDĐT (sau đây gọi tắt là Quy chế tuyển sinh ĐH năm 2020)
2. Phạm vi tuyển sinh:
Tuyển sinh trong phạm vi cả nước
3. Phương thức tuyển sinh:
a) Xét tuyển từ kết quả thi THPT Quốc gia: 70% tổng chỉ tiêu
b) Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ): 30% tổng chỉ tiêu
4.Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020:
5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
+ Xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Thí sinh tốt nghiệp THPT và điểm xét tuyển từ 15,5 điểm trở lên (bằng với điểm xét tuyển vào trường năm 2019).
+Xét tuyển từ kết quả học tập THPT (xét học bạ): thí sinh tốt nghiệp THPT. Tổng điểm trung bình của 3 môn theo tổhợp xét tuyển năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ1 năm lớp 12 (5 học kỳ) từ18 điểm trở lên, trong đó môn Toán không nhỏ hơn 6,0 điểm.
+ Ngành Ngôn ngữ Anh: Chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Điểm thi môn tiếng Anh từ 6,0 điểm trở lên. Môn tiếng Anh được nhân hệ số 2.
+ Các ngành đào tạo chất lượng cao chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Điểm thi môn tiếng Anh từ 6,0 điểm trở lên
6. Các thông tin cần thiết để thí sinh đăng ký xét tuyển:
6.1.Mã ngành, tổ hợp xét tuyển:
Tên ngành đào tạo |
Mã ngành |
Tổ hợp môn xét tuyển |
Các ngành đào tạo đại học |
|
|
Tài chính – Ngân hàng |
7340201 |
A00: Toán - Lý - Hóa A01: Toán - Lý - Anh D01: Toán - Văn - Anh C04: Toán - Văn - Địa |
Kế toán |
7340301 |
|
Kiểm toán |
7340302 |
|
Quản trị kinh doanh |
7340101 |
|
Kinh doanh thương mại |
7340121 |
|
Luật kinh tế |
7380107 |
|
Công nghệ thông tin |
7480201 |
|
Ngôn ngữ Anh |
7220201 |
A01: Toán – Lý - Anh D01: Toán – Văn - Anh |
6.2. Quy định chênh lệch điểm:
Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội không quy định chênh lệch điểm, áp dụng một mức điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển cho các ngành đào tạo.
Trụ sở chính: Xã Tiền Phong – H. Mê Linh – TP. Hà Nội
Cơ sở đào tạo 2: Số 136 – Đường Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội
024 3793 1340 – 024 3793 1341
fbu.tuyensinh@gmail.com
Chưa có review nào hết, bạn viết review đi nào hihi!