Đối với nhiều người, việc học tiếng Anh có thể trở thành một thách thức lớn, đặc biệt là với những người mất gốc Nhưng đừng lo, có thể bạn học sai phương pháp dẫn đến tâm lý chán nản. Trong bài viết sau đây, gợi ý cho bạn cách học tiếng Anh hiệu quả có thể giúp nhanh chóng cải thiện và có thể thực hiện ngay tại nhà. 

1. Những sai lầm thường gặp dẫn đến mất gốc tiếng Anh

Những sai lầm thường gặp dẫn đến mất gốc tiếng Anh

  • Quá chú trọng vào ngữ pháp

Trong hành trình học tiếng Anh, nhiều người thường gặp phải những sai lầm không ngờ tới, dẫn đến tình trạng mất gốc và mất tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ này. Một trong những sai lầm phổ biến nhất là quá chú trọng vào ngữ pháp và học quá nhiều cấu trúc nhưng không áp dụng. Việc này khiến người học trở nên cứng nhắc, mất đi tính linh hoạt cần thiết trong giao tiếp hàng ngày.

Hơn nữa, việc tập trung quá mức vào ngữ pháp cũng làm giảm khả năng giao tiếp ngôn ngữ một cách tự nhiên và mất đi sự hứng thú trong việc học. Kiểu học này có thể gọi là “học vẹt” chỉ nhớ cấu trúc nhưng khó thể áp dụng trong văn nói và văn viết.

  • Ngại nói

Một sai lầm khác không ít người hay mắc phải đó là tâm lý ngại nói. Nguyên nhân chính của điều này là do sự thiếu thực hành giao tiếp, một yếu tố quan trọng trong việc học bất kỳ ngôn ngữ nào.

Khi người học ngại nói, họ thường tránh các tình huống đòi hỏi phải sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Điều này làm giảm cơ hội thực hành, khiến khả năng nói và phản xạ giao tiếp không được cải thiện. Hơn nữa, việc thiếu thực hành nói cũng ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên.

Ngoài ra, việc ngại nói cũng hạn chế khả năng lắng nghe và hiểu được các âm thanh, giọng điệu, và cách phát âm, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình học tiếng Anh.

  • Học viết theo dạng điền từ 

Sai lầm cuối cùng đó là học viết theo dạng điền từ - một kiểu học rất phổ biến tại các trường học Việt Nam. Nhưng kiểu học này có thể hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo và linh hoạt. 

Khi học viết theo dạng điền từ, người học thường chỉ tập trung vào việc ghép từ phù hợp vào các khoảng trống đã cho sẵn. Mặc dù điều này có thể giúp cải thiện vốn từ vựng và một số cấu trúc cơ bản, nhưng nó không khuyến khích sự suy nghĩ độc lập hay khả năng biểu đạt ý tưởng một cách tự nhiên. Do đó, người học có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng những kiến thức này vào tình huống giao tiếp thực tế hoặc khi cần viết lách một cách sáng tạo.

Hơn nữa, việc này còn khiến người học dễ phụ thuộc vào cấu trúc và từ vựng đã sẵn có, dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng từ vựng và cấu trúc mới. 

2. Cần làm gì trước khi bắt đầu học? 

Cần làm gì trước khi bắt đầu học ? 

Trước khi bắt tay vào bất kỳ quá trình học tập nào, việc chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp bạn tăng cường hiệu quả học tập mà còn giúp duy trì sự tập trung và động lực trong thời gian dài. Dưới đây là một số bước cơ bản mà bạn nên thực hiện trước khi bắt đầu học:

2.1 Thay đổi tư duy tiêu cực 

Tư duy tiêu cực có thể là rào cản lớn nhất đối với việc học tập. Đầu tiên, hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực như "Tôi không thể làm được" hay "Việc này quá khó". Thay vào đó, hãy cố gắng xây dựng một tâm thế tích cực và mở lòng với những thách thức mới. Nhớ rằng, mỗi thất bại là một bước đệm cho sự thành công sau này. “Không gì là không thể”, do đó hãy tin rằng người khác làm được chúng ta cũng có thể làm được. 

2.2 Kiểm tra trình độ hiện tại của bản thân

Bước tiếp theo, trước khi bắt đầu học, bạn cần xác định rõ trình độ hiện tại của mình trong lĩnh vực học tập đó. Điều này giúp bạn xác định được những khía cạnh cần tập trung cải thiện và những kỹ năng đã vững. Việc tự đánh giá hoặc tham gia các bài kiểm tra trực tuyến có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về trình độ của mình.

Bạn có thể tham gia bài kiểm tra thử miễn phí tại đây để đánh giá khả năng tiếng Anh của bản thân.

2.3 Thiết lập mục tiêu mong muốn 

Xác định mục tiêu cụ thể là bước quan trọng nhất trong bất kỳ quá trình học tập nào. Hãy thiết lập những mục tiêu rõ ràng, đo lường được và khả thi. Việc vạch rõ mục tiêu cần đạt được không chỉ giúp bạn duy trì sự tập trung mà còn tạo động lực để vượt qua những thách thức. Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn để dễ dàng theo dõi và đạt được.

2.4 Lên kế hoạch thời gian biểu học tập

Cuối cùng, hãy lên một kế hoạch học tập với thời gian cố định mỗi ngày hoặc mỗi tuần dành cho việc học, cũng như các kiến thức, kỹ năng bạn sẽ rèn luyện trong từng thời gian. Điều này sẽ giúp bạn duy trì sự kỷ luật và thời gian dành cho học tiếng Anh với các công việc khác đã được phân bổ rõ ràng để việc theo đuổi mục tiêu học tập hiệu quả hơn.

Hãy nhớ rằng, quá trình học tập bên cạnh việc tiếp thu kiến thức, còn là xây dựng thói quen, tạo dựng tư duy và phát triển bản thân. Bằng việc thực hiện những bước trên, bạn sẽ đặt nền móng vững chắc cho hành trình học tập của mình.

3. Cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà cho người mất gốc 

Cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà cho người mất gốc

3.1. Luyện nói với bảng phát âm IPA ngay từ ngày đầu

Trong những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả tại nhà cho người mất gốc, việc đầu tiên cần làm đó là luyện nói với bảng phát âm quốc tế IPA (International Phonetic Alphabet) ngay từ ngày đầu. Bảng phát âm IPA sẽ là một công cụ hữu ích giúp bạn nhận biết và phát âm chính xác từng âm trong tiếng Anh. 

Bạn có thể bắt đầu với việc làm quen với các ký hiệu và âm cơ bản trong IPA, bạn sẽ có cơ sở để cải thiện phát âm và giảm thiểu sai sót. Điều này đặc biệt quan trọng cho những người mất gốc, vì phát âm chính xác sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc học ngoại ngữ. 

Hãy dành thời gian hàng ngày để thực hành phát âm và ghi âm giọng nói của mình để kiểm tra sự tiến bộ của bản thân khi áp dụng bảng phát âm này trong quá trình học.

3.2. Học cách đánh trọng âm 

Trọng âm trong tiếng Anh có vai trò rất quan trọng và nếu không nắm rõ trọng âm bạn có thể nhận diện sai ngữ nghĩa đối phương đang nói. Trong ngôn ngữ này, sẽ có những từ phát âm gần tương tự nhau nhưng trọng âm nhấn khác nhau sẽ là cách để nhận diện từ ngữ mà người nói đang muốn diễn đạt. 

Học cách nhận biết và đánh trọng âm đúng trong từ và câu sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể khả năng giao tiếp và kỹ năng nghe của bạn. Bạn có thể bắt đầu làm quen từ các từ đơn giản và khi đã nắm vững có thể chuyển sang cấu trúc câu phức tạp hơn.

3.3. Thay đổi cách học từ vựng

Thay vì học thuộc lòng một cách máy móc, việc học từ vựng trong ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp bạn hiểu và nhớ lâu hơn. Sử dụng flashcards là một cách hiệu quả để luyện từ vựng. Trên mỗi flashcard, bạn có thể viết từ mới cùng với một câu ví dụ hoặc hình ảnh liên quan, giúp tăng cường khả năng nhớ và liên tưởng.

Ngoài ra, việc ghi chú từ mới trong quá trình đọc cũng là một cách để tiếp thu từ vựng hiệu quả. Khi gặp một từ mới trong bài đọc, hãy dừng lại và ghi chép nó xuống, sau đó tìm hiểu nghĩa và cách sử dụng của từ đó trong ngữ cảnh. Bạn có thể học hỏi cách dùng từ của những người đi trước và áp dụng chúng trong giao tiếp hay những bài viết của bạn.

3.4 Học giao tiếp với những câu đơn giản 

Để loại bỏ tâm lý sợ giao tiếp, bạn có thể bắt đầu học những câu đơn giản như chào hỏi, tự giới thiệu, hoặc mua sắm và cố gắng sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. 

Ví dụ, bạn có thể thực hành bằng cách tự nói với mình trong gương, giao tiếp với bạn bè qua các ứng dụng nhắn tin, hoặc tham gia các nhóm học tiếng Anh trực tuyến. Một cách khác để luyện tập là thông qua việc xem video ngắn hoặc nghe các đoạn hội thoại và cố gắng bắt chước những nhân vật trong video.

Khi bạn cảm thấy thoải mái với các câu đơn giản, bạn có thể dần dần chuyển sang các câu phức tạp hơn. Việc luyện tập nói tiếng Anh mỗi ngày với người thân, bạn bè hoặc tự nói với chính bản thân có thể hình thành thói quen và giúp bản thân giảm bớt việc ngại nói tiếng Anh. Đồng thời còn phát triển khả năng phản xạ và ứng biến trong các tình huống giao tiếp thực tế. 

3.5 Bắt đầu học ngữ pháp với những cấu trúc cơ bản nhất

Ngữ pháp luôn là phần kiến thức khiến người học dễ trở nên chán nản. Tuy nhiên, ngữ pháp là nền tảng không thể thiếu để xây dựng khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và hiệu quả. Để học ngữ pháp một cách nhẹ nhàng và dễ dàng, hãy bắt đầu từ những cấu trúc cơ bản nhất. Đừng khiến nó trở nên quá tải và tạo áp lực cho bản thân.

Hãy bắt đầu với các cấu trúc cơ bản bao gồm thì hiện tại đơn, quá khứ đơn và tương lai đơn, cũng như cách sử dụng đúng các đại từ, danh từ, động từ, và tính từ. Học cách tạo câu đơn giản mà bạn có thể áp dụng trong giao tiếp hàng ngày như "I am a student" (Tôi là sinh viên) hoặc "She likes apples" (Cô ấy thích táo).

Trong thực tế, bạn sẽ không thường sử dụng những ngữ pháp quá phức tạp mà khi giao tiếp càng đơn giản sẽ càng dễ hiểu. Quan trọng nhất là bạn có thể truyền đạt suy nghĩ của bản thân một cách hiệu quả nhất.  

3.6 Luyện nghe thông qua phim ảnh và âm nhạc 

Một trong những kỹ năng người Việt thường yếu nhất đó là nghe. Mặc dù đã học rất nhiều từ vựng nhưng lại không thể nghe hiểu những gì đối phương đang nói. Để giảm bớt sự áp lực trong việc cố gắng học nghe,  một trong những phương pháp học hiệu quả và thú vị là luyện nghe qua phim ảnh và âm nhạc. Cách học này sẽ vừa giúp bạn cải thiện khả năng nghe vừa làm quen với phong cách phát âm và giọng điệu đa dạng của ngôn ngữ.

Ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó hiểu, nhưng qua thời gian, bạn sẽ bắt đầu nhận ra từng từ và cấu trúc câu. Hãy chọn những bộ phim hoặc bài hát mà bạn thích để tăng sự hứng thú trong quá trình học. 

Bên cạnh đó, việc nghe podcast cũng là một lựa chọn tốt. Hiện nay, có rất nhiều chương trình podcast về các chủ đề khác nhau, từ tin tức, giáo dục đến giải trí, có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng tiếng Anh, đồng thời còn được mở rộng kiến thức về nhiều lĩnh vực.

3.7 Luyện viết liên tục

Theo phương pháp học truyền thống, đa phần người học sẽ học viết bằng cách điền từ vào chỗ trống. Nhưng thực chất, cách luyện viết đúng là có thể trình bày những gì mình nghĩ thành văn bản. 

Việc luyện viết không quá khó như bạn nghĩ. Bạn có thể thử viết liên tục hàng ngày với một cuốn nhật ký hoặc viết về một chủ đề cụ thể mà bạn yêu thích. 

Đối với những người mất gốc, bắt đầu với những bài viết ngắn và đơn giản là lựa chọn tốt. Dần dần, khi bạn cảm thấy tự tin hơn, hãy thử viết các bài viết dài hơn và phức tạp hơn. Đừng quên xem lại những gì bạn đã viết để sửa lỗi và học hỏi từ những sai sót của mình.

3.8 Ôn tập mỗi ngày 

Cuối cùng, đối với việc học tiếng Anh, nhất là đối với những người mất gốc, ôn tập hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy dành thời gian mỗi ngày để ôn lại các kiến thức mà bạn đã học trong ngày. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đọc lại ghi chú, luyện tập với các bài tập, hoặc thậm chí là tự kiểm tra bản thân với các câu hỏi ngắn.

Hoặc có thể áp dụng những gì đã học vào các tình huống thực tế. Ví dụ, nếu bạn học từ vựng hay một cấu trúc ngữ pháp mới, hãy cố gắng sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày.

Việc ôn tập không cần phải mất nhiều thời gian, bạn có thể chỉ cần dành 10-15 phút mỗi ngày cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc học của bạn. Quan trọng nhất là duy trì sự nhất quán và không bỏ qua việc ôn tập hàng ngày. Dù bạn đã áp dụng tất cả các cách học tiếng Anh hiệu quả trên nhưng không ôn tập mỗi ngày thì bạn cũng sẽ rất khó cải thiện được kỹ năng của bản thân. 

TÌM HIỂU THÊM 

Trên đây là tổng hợp thông tin về cách học tiếng Anh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Để nhanh chóng nâng cao khả năng ngoại ngữ càng sớm càng tốt, hãy lựa chọn các trung tâm uy tín ngay hôm nay.

Chưa có review nào hết, bạn viết review đi nào hihi!